ZigaForm version 7.2.4

Sự Ra Đời Của Web 3 & Các Xu Hướng Marketing Trong Tương Lai

Giới Thiệu
Gần đây, các diễn đàn công nghệ thường thảo luận về Web 3.0. Chủ đề sốt dẻo này dường như vẫn chưa đi đến hồi kết với một kết luận chính xác cho định nghĩa, cách hoạt động, các ưu và nhược điểm của Web 3.0.
Tuy vậy, chủ đề nóng bỏng này vẫn mang lại sức hút nhất định cho nhiều ngành nghề, kể cả lĩnh vực marketing, bởi vì sự chuyển dịch của Web 3 có thể tạo ra nhiều kết quả bất ngờ. Các xu hướng marketing ở tương lai sẽ diễn ra như thế nào với thế hệ Web 3.0? Bài phân tích này của chúng tôi có thể bật mí cho bạn.

Web 3.0

Khái Quát Về Web 3

Web 3.0 Là Gì?

Những người tiên phong định nghĩa Web 3.0 là giai đoạn (thế hệ) phát triển kỹ thuật mới tiên tiến của Internet. Thế hệ này chứa những dữ liệu được kết nối phi tập trung mà không cần một máy chủ.
Ở thời sơ khai của Internet, con người sử dụng web như một cổng thông tin thụ động. Theo thời gian, sự phát triển của công nghệ đã đưa nhân loại đến giai đoạn phát triển kỹ thuật mới tiên tiến thứ hai, còn được biết đến với cái tên Web 2.0. Cải tiến lớn nhất của Web 2.0 là khả năng tương tác giữa người dùng và các trang web, có thể lấy ví dụ như hành động đăng nhập hệ thống, các bài đăng nội dung tiếp thị trên mạng xã hội, và các bình luận, v.v.
Tuy vậy, việc sử dụng Internet đã đạt đến một tầm cao mới trong thời đại thông tin kỹ thuật số. Người dùng có xu hướng tìm kiếm các phương thức nhanh nhất và thuận tiện nhất để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhu cầu này đã sản sinh ra Web 3.0, hay còn được hiểu là Mạng ngữ nghĩa (Semantic Web).
Được khởi xướng bởi World Wide Web Consortium (W3C), khái niệm mang tính chất đổi mới này đã xuất hiện nhằm chuẩn hóa định dạng dữ liệu hiện tại. Nó hướng tới việc sắp xếp những thông tin thông minh và Internet vạn vật bằng cách đẩy mạnh những nội dung theo ngữ nghĩa.
Hiểu một cách đơn giản, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo những thứ bạn có nhu cầu. Hay việc Spotify sẽ tự động tìm các bài hát phù hợp với sở thích của bạn. Dựa trên định nghĩa này, một số người tin rằng chúng ta đang trải qua giai đoạn đầu của kỷ nguyên 3.0.

Semantic web.

Những Cuộc Tranh Luận Về Web 3.0

Ở khía cạnh khác, tương lai của Internet vẫn còn đang được bỏ ngỏ bởi các cuộc tranh luận vẫn đang diễn ra. Việc nâng cấp kỹ thuật của các trang Internet thế hệ mới đã không thuyết phục được phe đối lập, trong đó có các tỷ phú công nghệ mới như Jack Dorsey và Elon Musk.
Họ tin rằng hiệu suất Web 3 không thể thích ứng với cơ sở dữ liệu được tạo ra do những người dùng hiện tại. Trên thực tế, blockchain (công nghệ chuỗi) phổ biến nhất hiện nay được đánh giá là không hiệu quả trong việc xử lý lượng dữ liệu hàng ngày cần thiết cho Youtube hoặc Facebook. Các nhà phát triển phải xây dựng một dịch vụ tập trung đi ngược lại với khái niệm mới về web 3.0 để đối phó với tình huống này.
Bên cạnh đó, việc Meta và Microsoft tuyên bố tham gia vào 3.0 đã làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát. Xu hướng này có thể đơn giản là một biến thể khác của 2.0. Các công ty công nghệ lớn trở thành trung gian và vẫn giữ quyền thống trị của họ. Một lần nữa, điều này đánh bại mục đích lớn nhất của thế hệ phát triển kỹ thuật tiên tiến mới nhất.
Cuối cùng, một số chuyên gia CNTT lo ngại về tính bảo mật vì dữ liệu Semantic Web nằm ngoài tầm kiểm soát trong lĩnh vực mới này. Web 3 khiến việc điều tra tội phạm mạng trở nên khó khăn hơn nếu không có quyền truy cập và kiểm soát tập trung, kể cả bắt nạt trên mạng, từ ngữ xã hội bạo lực, hình ảnh lạm dụng, v.v.

Sự Kết Nối Giữa Web 3 Và Metaverse

Gần đây, khái niệm Metaverse trở nên phổ biến khi Mark Zuckerberg vạch ra một hướng đi mới cho Facebook. Nói một cách đơn giản, khái niệm này đề cập đến vũ trụ kỹ thuật số đầy sống động được truy cập thông qua thực tế ảo (VR).
Ở khía cạnh nào đó, metaverse và Web 3.0 có mối liên hệ nhất định vì cả hai lấy công nghệ blockchain làm tiền đề để hình thành và phát triển. Một số người tin rằng tính tập trung của thế hệ Internet tiếp theo sẽ giải phóng sự tự do của các không gian ảo có mối liên hệ với nhau.
Bên cạnh đó, tài sản số có thể trở nên dễ dàng tiếp cận được trong thế giới ảo thông qua NFT (mã thông báo không thể thay thế). Đây là chìa khóa để tạo ra giá trị của metaverse.
Không có gì có thể ngăn người dùng mua hàng hóa kỹ thuật số truyền thống và thậm chí cả hàng hóa vật lý khi họ sử dụng ví điện tử (e-wallets). Họ có thể quan sát và nắm giữ chúng qua mô hình 3D để đưa ra quyết định mua sắm sáng suốt.

Web 3.0 và mối liên kết với metaverse.

Web 3.0 Và Tương Lai Của Marketing

Bất chấp những tranh cãi đang diễn ra thì việc chuẩn bị sẵn sàng cho 3.0 hay chỉ là nâng cấp Internet là việc làm cần thiết, đặc biệt là đối với các marketers. Nếu sự phát triển của công nghệ thành công đưa con người đến gần hơn với các tính năng thông minh, thì dưới đây là những thay đổi sẽ diễn ra trong ngành marketing.

Dữ Liệu Người Dùng Hạn Chế

Web 3.0 có nghĩa là tệp khách hàng trở nên khan hiếm. Nguyên nhân đến tình trạng này là do quyền quyết định của người dùng đối với việc chia sẻ và sử dụng thông tin cá nhân.
Điều này trái ngược với tình hình hiện tại khi các nhà tiếp thị kỹ thuật số (digital marketers) đang thu thập dữ liệu này một cách dễ dàng. Họ có thể sử dụng tài nguyên này cho các chiến lược khuyến mại hoặc bán nó cho các bên thứ ba.
Khỏi phải nói, các nhà tiếp thị thương hiệu (brand marketers) có thể phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc thu thập thông tin chi tiết về khách hàng và cung cấp các dịch vụ phù hợp cho họ. Tình huống này đòi hỏi sự minh bạch trong nghiên cứu hoặc các cách tiếp cận mới để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.

Tập Trung Vào Các Giá Trị Cộng Đồng

Về mặt lạc quan, Web 3 trao quyền cho người dùng thông thường nhiều hơn. Thay vì tiếp nhận thông tin một cách thụ động, họ quyết định những gì họ quan tâm và quảng bá chúng rộng rãi thông qua Internet.
Chuyển sang quan điểm kinh doanh, sự chuyển dịch này thúc đẩy sự thích ứng bằng cách xây dựng một cộng đồng trung thành. Ngay khi có một cuộc khủng hoảng truyền thông xã hội, cách tiếp cận này trở thành một vị cứu tinh.
Về mặt khách quan, thông tin từ công ty có thể bị nghi ngờ hoặc gây tranh cãi. Tuy nhiên, đánh giá từ một nhóm người mua sẽ thay đổi cuộc chơi vì khách hàng có xu hướng tin tưởng cộng đồng.

Sự “Xâm Lược” Của Những Nhà Sáng Tạo Nội Dung

Tiếp nối sự chuyển dịch quan trọng đã nhắc tới là sức ảnh hưởng hơn bao giờ hết của các nhà tiếp thị nội dung (content marketers). Nếu thế hệ 3.0 thành công trong việc chứng minh những lợi ích vượt trội và trở thành một khái niệm được chấp nhận, các nhà sáng tạo nội dung sẽ chỉ huy ngành tiếp thị (marketing).
Cũng đã lâu khi một số người ví Youtube, Apple Music, hay Spotify,… như những tên cướp. Những chủ sở hữu nội dung đóng góp tài nguyên cho các nền tảng lớn này chỉ nhận được một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Thật không công bằng khi sự sáng tạo của bạn không được đền đáp, ngay cả khi nó thực sự trở nên phổ biến với cộng đồng. Ví dụ: các nhà soạn nhạc nhận được một tỷ lệ phần trăm nhỏ so với số tiền mà khách hàng trả để tải xuống bài hát mà họ sáng tác.
May mắn là tình trạng này không bao giờ xảy ra nữa với thế hệ Internet mới tương lai này. Giống như Charlie Neer – đối tác truyền thông các chương trình tự động hàng đầu tại MIQ, đã phát biểu trong một bài báo trên CMS Wire: “Điều này sẽ nhanh chóng thay đổi với mô hình doanh thu Web 3.0 và các nhà sáng tạo nội dung mới là người nắm quyền kiểm soát.”
Không cần phải hoài nghi, kịch bản trên không thể hoạt động vào thời điểm hiện tại. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước phải đi và có thể đích đến sẽ khác. Tuy nhiên, việc chuẩn bị trước để trở thành một marketer thích ứng nhanh không bao giờ là thừa.

  ()

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *