ZigaForm version 5.5.1

Hãy Đọc Bài Viết Này Trước Khi Xóa Nội Dung Lỗi Thời Trên Website!

PHẦN 1: 

Làm thế nào để xóa nội dung lỗi thời mà không ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập SEO? Học cách mang lại sức sống cho các bài viết cũ trên website của bạn qua bài viết này! 

Dựa theo kết quả thống kê mới nhất, 87% lưu lượng tìm kiếm trên thế giới đều là qua Google. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa những nội dung trên website sao cho phù hợp nhất với quy chuẩn tìm kiếm để đạt được tăng trưởng bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp online.

Dựa theo quy chuẩn đánh giá chất lượng tìm kiếm của google,  những nội dung ít chú trọng vào ý nghĩa thực tiễn và độ chính xác sẽ khó thể nào thu hút được lưu lượng SEO cao vì sự đánh giá chất lượng thấp từ quy chuẩn của mình. 

Việc xoá bỏ những nội dung không hợp thời và không mang lại giá trị tới số liệu đo lường của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng trong việc tăng lượt xếp hạng.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định về bài viết chất lượng thấp để xóa cũng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng thông qua nhiều yếu tố. Nếu không thông qua một quá trình được chuẩn bị một cách chi tiết, trang web của bạn sẽ phải “ngụp lặn” dưới các trang sau của kết quả tìm kiếm Google.

Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp cập nhật lại những nội dung lỗi thời của mình, bài viết này sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn những yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc, cũng như các mẹo để tối ưu hóa SEO mà không phải đánh đổi lưu lượng SEO!

Những Yếu Tố Quan Trọng Cần Cân Nhắc Trước Khi Xóa Bài Lỗi Thời Trên Website

Thông thường thì những bài viết lỗi thời thường là những bài đăng website về những dòng sản phẩm/dịch vụ không còn sản xuất, những trang thông tin của nhân viên cũ, hay những trang thông tin sự kiện đã bị hủy hoặc không có thời gian cập nhật mới, vv.

Trước khi xóa những bài đăng như thế này, bạn nên tiến hành xem xét lại nhiều lần độ hiệu quả của chúng.

Nên Giữ Lại hay Bỏ Đi Những Bài Đăng Cũ trên Website?

Khi nào thì nên giữ lại chúng?

Không phải tất cả những nội dung lỗi thời ảnh hưởng xấu đến lưu lượng website của bạn. Trên thực tế, có một vài các nội dung cũ vẫn còn có thể truyền tải những thông điệp phù hợp và hữu ích tới khách hàng liên quan đến những gì doanh nghiệp bạn cung cấp. 

Nếu các nội dung cũ nhưng vẫn mang lại giá trị tới khách hàng và phù hợp với tiêu chí hiện tại của doanh nghiệp, bạn nên tối ưu hóa những yếu tố xếp hạng khác trước khi suy nghĩ đến việc loại bỏ chúng,

Khi nào thì nên xóa chúng?

Sau đây là các trường hợp bạn nên cân nhắc xóa bớt những nội dung lỗi thời:

  • Khi trang web có những bài đăng về các dịch vụ và sản phẩm đã không còn được sản xuất. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể là những bài viết về các món hàng hoặc dịch vụ đã quá hạn sử dụng.
  • Khi những bài đăng quảng bá sản phẩm vẫn giống như cũ mặc dù đã có những thay đổi trong cách chào bán dịch vụ.
  • Khi bài viết đó là những bài viết mang tính thời sự, ví dụ như các lời khuyên về tài chính hoặc về sức khỏe.
  • Khi trang web được di dời qua tên miền và địa chỉ khác mà không cập nhật lại thông tin trên các bài đăng.

Các khía cạnh cần cân nhắc trước khi xóa bài quá hạn

  • Hiệu suất và mục tiêu

 Giống như những khía cạnh SEO tại trang web khác, bạn nên kiểm tra lại hiệu xuất của các bài đăng cũ và xem xét liệu chúng có đạt được mục tiêu về tỷ lệ chuyển đổi hay không.

Dưới đây là một số dấu hiệu chỉ ra các bài viết có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp mà bạn nên loại trừ ngay lập tức:

  • Khi bài viết có tỷ lệ thoát trang lập tức ( bounce rate) cao.
  • Không đủ lượt đăng ký mới từ các biểu mẫu dẫn đến bài viết.
  • Nội dung không liên quan, những thông báo lỗi và những đoạn sao chép không được bắt mắt.
  • Xếp hạng Google

Khi chuyển hướng những bài viết lỗi thời tới các bài mới hơn, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng chúng sẽ được xếp hạng bằng hoặc cao hơn trên bảng xếp hạng tìm kiếm không trả tiền của Google. 

Nếu nội dung đã được cập nhật không đạt được hiệu quả từ khóa mong đợi thì tốt nhất không nên xáo trộn đến những bài đăng cũ. Để có thể tạo được nội dung mới đạt kết quả tìm kiếm cao, bạn nên tiến hành nghiên cứu thật kỹ các từ khóa, cũng như thực hiện các thí nghiệm nhỏ trước.

  • Dữ liệu từ các lượt truy cập

Dựa vào các dữ liệu của các lượt truy cập mà google console cung cấp, bạn có thể đánh giá được độ hiệu quả, cũng như năng suất bài đăng của mình. 

Nếu số liệu về tỷ lệ nhấp chuột ( CTR) không được cao, đó có thể là dấu hiệu của những bài đăng không đáng giá và nên được xóa bớt. Mặc khác, bạn nên giữ lại những bài viết mà vẫn còn hoạt động tốt.

  • Lưu lượng truy cập trang web

Một vấn đề mà các doanh nghiệp hay mắc phải là sự hiểu sai về lưu lượng truy cập. Khi một trang web đón nhận những lượt viếng thăm từ các nguồn mà cực kì không liên quan thì đó không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy để gọi nội dung đó đạt hiệu quả cao.

Các dữ liệu truy cập được nhắc đến ở trên đóng góp rất nhiều đến sự lựa chọn nội dung nào nên được loại bỏ. 

Nếu trang của bạn đang nhận được lượt truy cập ổn định từ nhóm người dùng mà bạn đang hướng đến, điều đó có nghĩa là trang web của bạn đang hoạt động như dự kiến. Cùng với việc nghiên cứu sâu về hành vi tìm kiếm của người dùng thông qua từng nội dung, bạn sẽ có một nguồn truy cập vừa dồi dào vừa phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

PHẦN 2:

Các Ý Tưởng và Gợi Ý Để Áp Dụng Vào Những Bài Đăng Cũ Trên Website

Để thổi hồn vào lại những nội dung website cũ, chúng ta có nhiều hướng lựa chọn để có thế sử dụng lại hoặc nâng cao chất lượng của chúng. Khi áp dụng những đề xuất sau đây, bạn sẽ có tái tạo lại được cấu trúc nội dung mà không bị ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập sẵn có.

Cách Để Áp Dụng Với Những Nội Dung Web Cũ

1. Liên kết trả về (Backlinks)

Để gia tăng hiệu suất của những nội dung cũ, bạn cần phải yêu cầu một liên kết trả về mới sao cho mang lại nhiều hơn lượt truy cập website thông qua đường dẫn giới thiệu từ website khác (Referral traffic). Một trang chủ lâu đời có chứa nhiều liên kết trả về chất lượng sẽ chiếm được các vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Việc xây dựng một kết cấu đường dẫn có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tính nhẫn nại vì phải tiến hành nhiều thử nghiệm khác nhau. Khi thực hiện một chiến lược xây dựng đường dẫn, bạn cần chú tâm đến những gợi ý sau:

  • Sử dụng những công cụ xây dựng đường dẫn nhằm xác định các nhà tiếp thị nội dung, nhà báo, và blogger để yêu cầu đường dẫn trả về. Sau đó, bằng so sánh giữa những người đăng khác nhau, bạn có thể chọn lọc ra những nguồn link phù hợp.
  • Xây dựng mối quan hệ với các người có sức ảnh hưởng trong mảng nội dung website. Vì đây là một chiến lược lâu dài, bạn sẽ phải bỏ ra nhiều công sức hơn bình thường qua việc hỗ trợ các người có sức ảnh hưởng này. Sau một thời gian, thành quả bạn sẽ nhận lại được là quyền sử dụng các nền tảng mạng xã hội của họ để quảng bá nội dung website của mình. 
  • Mua những tên miền và trang web chính thống để làm liên kết trả về cho những bài đăng cũ. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng khi chuyển link juice đến website mới, trang web của bạn sẽ không nhận được các lợi ích ngay lập tức.

2. Chuyển hướng đến nội dung mới

Khi các nội dung cũ nằm ở bậc tìm kiếm cao hơn so với các nội dung mới, bạn có thể dùng nó để làm liên kết trả về. Bằng cách tận dụng phương thức chuyển tiếp 301 (301 redirect), bạn sẽ dẫn người dùng đến nội dung có liên quan nhất mà không sợ mất điểm xếp hạng tìm kiếm, cũng như mất liên kết trả về chất lượng.

Bên cạnh đó, thay vì hủy kích hoạt các phiên bản cũ, bạn có thể vẫn để chúng hoạt động với một thông báo nhỏ nhắc nhở người dùng về nội dung thay thế. Qua đó người dùng có thể né được những đường dẫn bị hư hỏng khi vào đường link cũ, điều này giúp mang lại một trải nghiệm dễ chịu hơn. 

Những Cách Để Mang Lại Sự Sống Cho Các Bài Nội Dung Cũ

1. Tiến hành kiểm tra một cách thấu đáo

Trước khi quyết định liệu bạn có nên loại bỏ một nội dung nào đó không, trang web của bạn cần phải trải qua một quá trình phân tích dữ liệu thật kỹ càng để có thể phát hiện ra những dữ liệu về chất lượng thấp. Có những công cụ SEO như Google Analytics và Penguin sẽ giúp chỉ ra những chỗ làm ảnh hưởng đến lưu lượng web. 

Penguin sẽ dựa vào những kế hoạch đường dẫn (link scheme) và (độ nhồi nhét từ khóa) để đánh giá độ tự nhiên của nội dung. Những mánh khóe SEO, điển hình là những đường dẫn về từ các nguồn kém chất lượng, nếu được dùng vô tội vạ nhằm đạt kết quả tìm kiếm cao sẽ được báo về cho bạn để tỉa lại cho ngăn nắp hơn. Ngoài ra, công cụ này sẽ chỉ ra những từ khóa bị lặp lại và hỗ trợ bạn tối ưu hóa nội dung.

Để xác định được những trang có lưu lượng không ổn định, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của Google Analytics. Khi nhìn vào những dữ liệu cụ thể trên bảng thông báo, bạn sẽ có một cái nhìn chủ quan hơn về chất lượng của nội dung của mình. Để có được nhiều phân tích chính xác hơn, bạn phải chắc chắn rằng trang web của mình đang nhận được lượt truy cập từ những người dùng mà bạn đang hướng đến. Đặc biệt, quá trình kiểm tra phải nên được bắt đầu từ mảng hành vi, đến nội dung trên web, rồi sau đó đến tất cả các trang còn lại.

2. Làm mới những nội dung cũ

Để mang lại sức sống cho những nội dung “quá date” mà không muốn mất đi các lợi ích nó mang lại, bạn hãy nên cân nhắc đến việc cập nhật lại những nội dung ấy.

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những hướng dẫn để có thể giúp tăng tính liên quan và tính trường tồn cho nội dung website của bạn:

  •  Viết lại và thêm những đoạn văn có chứa thông tin được cập nhật mới hơn.
  • Thực hiện nghiên cứu các từ khóa mới có lượng tìm kiếm cao
  • Viết lại những tiêu đề sao cho lôi cuốn hơn
  • Thêm vào những link nội bộ để dẫn người dùng đến những nội dung mới hơn
  • Cập nhật lại những hình ảnh sao cho chất lượng hơn trước
  • Cập nhật lại các bảng, biểu đồ, thông số, và video sao cho phù hợp hớn với xu hướng hiện tại

Ngoài sự trợ giúp từ những đường dẫn về chất lượng, việc cập nhật nội dung như đã nói ở trên sẽ giúp bài đăng nhận được xếp hạng cao hơn và nhận về các lượt truy cập mới.

  

Leave a Reply

Your email address will not be published.