ZigaForm version 7.2.4

Công Cụ Tốt Nhất Để Tối Ưu SEO Nội Dung Bài Viết Mà Bạn Cần Biết

Không như mọi người thường nghĩ, viết content không phải chỉ có đặt chữ lên một trang tài liệu trắng trên máy tính. Mỗi từ khóa trong bài phải được tối ưu hoá để trang viết có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google và Bing nơi mà người dùng có thể dễ dàng tìm thấy và đọc trang web của bạn!

Nhưng làm cách nào để biết được liệu content của mình đã được “tối ưu hoá”?

Đây là nơi mà những công cụ hỗ trợ như Google Analytics và Siteliner sẽ có “đất dụng võ.” Những công cụ viết content SEO như thế này sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn.

Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu một số công cụ mà bạn có thể dùng để làm cho bài viết của mình tốt hơn! Thêm vào đó chúng tôi cũng tiết lộ các tips hữu ích để bạn nhận biết content có phải do AI viết hay không. Đừng bỏ lỡ!

 Source: Pexels

Đâu Là Các Công Cụ Kỹ Thuật Hỗ Trợ Viết Content Tốt Nhất

Những công cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong các vấn đề về kỹ thuật trong việc viết content SEO, ví dụ như liên kết một chiều (backlinking) hoặc tối ưu hoá từ khoá (keyword optimization).

Công cụ Google Webmaster

Để giúp chủ các trang web và người viết content SEO tăng thứ hạng bài viết của mình, Google đã cho ra đời nhiều loại công cụ có thể giúp bạn tối ưu hoá bài viết và tăng hạng của mình trên trình tìm kiếm của họ. Công cụ Google Webmaster cho bạn biết tình hình chung về SEO của trang web của mình và biết vị trí thứ hạng của mình trong cơ sở dữ liệu của Google. Nó sẽ còn cho bạn biết đã có bao nhiêu người thấy và truy cập trang web của bạn!

Công cụ Google Webmaster còn cho bạn biết trang viết cụ thể nào trên web của bạn cần được tối ưu hoá và từ khóa tìm kiếm nào bạn nên dùng tiếp theo để tăng thứ hạng của mình.

Source: Google

Ưu điểm:

  • Miễn phí
  • Dễ sử dụng
  • Tương thích cao với dữ liệu tìm kiếm google

Nhược điểm:

  • Người dùng phải nghiên cứu để sử dụng một số tính năng nhất định
  • Một số biểu đồ và đồ thị khó giải mã

Công cụ Google Pagespeed Insights

Bạn có thể dùng PageSpeed Insights để biết tốc độ tải trang web của bạn trên thiết bị của người dùng. Các trình tìm kiếm như Google sẽ ưu tiên những trang web có tốc độ tải nhanh. Nếu điểm đánh giá tốc độ tải trang của bạn không cao … bạn nên họp với nhân viên lập trình của bạn!

Source: Google

Ưu điểm:

  • Miễn Phí
  • Cung cấp tổng quan về tốc độ tải của trang web cực kỳ nhanh chóng

Nhược điểm:

  • Hiện chưa tìm thấy tool có vấn đề nào khác

Công cụ Google Mobile Friendly Testing Tool

Mobile Friendly Testing Tool từ Google sẽ kiểm tra trang web của bạn và cho biết liệu trang web của bạn có dễ sử dụng trên thiết bị di động hay không.

Hiện nay, 59.8% lượng truy cập Internet được thực hiện bằng thiết bị di động, bạn chắc chắn sẽ không muốn trang web của mình không thể được truy cập bởi người dùng di động. Hơn nữa, các chương trình tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị trang web của bạn ở những trang đầu nếu trang web của bạn được cho là thích hợp và dễ sử dụng trên thiết bị di động.

Ưu điểm:

  • Miễn phí
  • Báo cáo chi tiết về hiệu suất và khả năng tương thích của trang web trên thiết bị di động

Nhược điểm: 

  • Hiện chưa tìm thấy tool có vấn đề nào khác

Công cụ Google Analytics

Google Analytics là một bộ công cụ SEO được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các trang web hiện nay. Theo một khảo sát năm 2019, nó là công cụ phân tích trang web phổ biến nhất hiện nay.

Google Analytics có thể giúp bạn kiểm soát và theo dõi nhiều loại dữ liệu về hiệu suất của trang web của bạn, như thời lượng phiên trung bình (session duration) và số trang được xem mỗi phiên (pages per session). Qua các dữ liệu này, bạn có thể biết chính xác hiệu quả làm việc của trang web của mình đến đâu và giúp bạn biết được bằng cách nào mà bạn có thể cải thiện trang web và các bài viết trong tương lai.

Điều tuyệt nhất về Google Analytics là nó được thiết kế để dễ sử dụng hết mức có thể. Công cụ này được thiết kế quay quanh bảng dữ liệu tập trung, có hình ảnh và số liệu trực quan rất dễ quan sát. Vì vậy, cho dù bạn không phải là dân “chuyên” về SEO, bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng Google Analytics.

Source: Google

Ưu điểm:

  • Miễn phí
  • Dễ cài đặt
  • Cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu suất và cấu trúc của trang web
  • Cung cấp dữ liệu và chỉ số nâng cao
  • Theo dõi dữ liệu lưu lượng truy cập thời gian thực

Nhược điểm:

  • Khó sử dụng
  • Thiếu hỗ trợ khách hàng

Siteliner

Các chương trình tìm kiếm thường không thích những trang có nhiều lỗi cấu trúc, ví dụ như có content bị lặp lại hay có nhiều đường link chết. Những trang như thế này sẽ bị đánh giá là “chất lượng kém” và sẽ bị đẩy xuống các thứ hạng thấp hơn. Nếu bạn sử dụng Google AdSense để hiển thị quảng cáo trên trang web của mình, nếu website của bạn có quá nhiều trang viết chất lượng kém, bạn có thể sẽ bị cấm chỉ khỏi dịch vụ này.

Ngoài ra, người đọc sẽ không thích sử dụng những trang có cấu trúc xấu, vì chúng thường rất khó sử dụng và gây nhiều phiền toái.

Siteliner là một trong những công cụ mà bạn có thể sử dụng để tránh tình trạng này.

Nó là một dịch vụ thu thập thông tin (crawler) miễn phí. Khi bạn điền tên một trang web vào tool, nó sẽ quét toàn bộ tập tin và bài viết trên web nhằm tìm những lỗi như content lặp lại hoặc link chết. Sau đó, công cụ này sẽ xuất một bản báo cáo hoàn chỉnh. Bạn có thể dùng bản báo cáo này để sửa và tối ưu trang web của mình.

Ưu điểm:

  • Truy xuất kết quả rất nhanh
  • Gói miễn phí hào phóng
  • Chứa các công cụ phân tích SEO khác nhau
  • Cho phép bạn tải xuống báo cáo ở nhiều định dạng (PDF, CSV, …)

Nhược điểm:

  • Giao diện người dùng còn khá xơ xài
  • Nó chỉ quét các chỉ số của trang web của bạn và không cung cấp thông tin về các đối thủ cạnh tranh
  • Không cung cấp các báo cáo có thể hành động về tốc độ và thời gian tải của trang web (sử dụng Thông tin chi tiết về tốc độ trang của Google cho việc này)

Screaming Frog

Cũng như Siteliner, Screaming Frog là một công cụ SEO giúp bạn thu thập thông tin. Nó cũng giúp bạn tìm những lỗi SEO cơ bản như content lặp lại hoặc link chết. Nhưng Screaming Frog còn có những tiện ích khác, như phân tích tiêu đề trang và siêu dữ liệu (metadata) của bạn.

Nếu Siteliner không có đầy đủ “tiện nghi” cho bạn và bạn muốn có một bộ dụng cụ SEO hoàn chỉnh hơn, Screaming Frog sẽ là một lựa chọn khá tốt hiện nay!

Ưu điểm:

  • Truy xuất kết quả rất nhanh
  • Có một gói miễn phí phù hợp
  • Cho phép bạn truy cập API vào các công cụ SEO thường xuyên nhất
  • Có thể theo dõi và hiển thị nhiều số liệu dữ liệu nâng cao

Nhược điểm:

  • Khó cài đặt và sử dụng
  • Chương trình nặng và khó hiểu
  • Có thể mất nhiều thời gian để xuất dữ liệu

DeepCrawl

DeepCrawl là một chương trình thu thập thông tin trang web khác. Như Siteliner và Screaming Frog, nó sẽ quét và trình bày những lỗi như content lặp lại hoặc link chết cho bạn.

DeepCrawl còn có một số tiện ích khác. Ví dụ như là công cụ “Analytics Hub” sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất của website, như lượng người truy cập. Hoặc tính năng “Monitor Hub” sẽ giúp bạn theo dõi các thay đổi trên website của mình và theo dõi xu hướng truy cập trong thời gian thực.

Nói một cách khác, ngoài việc là một chương trình thu thập thông tin, DeepCrawl còn là một bộ dụng cụ SEO hoàn chỉnh!

Source: DeepCrawl

Ưu điểm:

  • Một trình thu thập thông tin web toàn diện với tất cả các tính năng mà bạn mong đợi
  • Giao diện người dùng trực quan, đẹp mắt
  • Có thể được tích hợp với Google Search Console và Analytics
  • Bảng phân tích hiệu suất cho máy tính để bàn, thiết bị di động và máy tính bảng

Nhược điểm:

  • Chỉ là trình thu thập thông tin web không có tính năng SEO bổ sung (không có tính năng nghiên cứu từ khóa, giám sát vị trí, v.v.)

Majestic

Majestic sẽ là một công cụ cực kì hữu ích nếu bạn có chạy chương trình tiếp thị liên kết (affiliate) hoặc liên kết một chiều (backlinking) trên trang web của bạn.

Nó sẽ dùng một thuật toán để tìm và đánh giá chất lượng của những đường link dẫn về trang của bạn trên những trang khác trên Internet. Những đường link như thế này được gọi là đường link một chiều (backlink).

Backlinking là một phần cực kì quan trọng trong SEO. Trang web của bạn có càng nhiều backlink chất lượng cao thì các trình tìm kiếm sẽ đẩy thứ hạng của trang bạn cao hơn.

Ưu điểm:

  • Đồ thị và biểu đồ trực quan, dễ đọc
  • Theo dõi hiệu suất thời gian thực
  • Có tính năng phân tích đối thủ cạnh tranh

Nhược điểm:

  • Bạn cần học cách sử dụng các tính năng nâng cao
  • Hỗ trợ khách hàng không có gì đặc biệt

GTMetrix

GTMetrix hoạt động khá giống như PageSpeed Insights của Google. Nó phân tích trang web của bạn để xem tốc độ tải của trang bạn trên thiết bị của người khác. Bạn có thể tối ưu tốc độ tải của trang tuỳ vào kết quả khảo sát của GTMetrix.

Ưu điểm:

  • Tài khoản miễn phí cung cấp rất nhiều tính năng cơ bản đủ cho hầu hết người dùng
  • Bộ công cụ SEO đơn giản và hiệu quả
  • Cho phép bạn theo dõi hiệu suất của trang web trong thời gian thực

Nhược điểm:

  • Thỉnh thoảng thay đổi chỉ số dữ liệu họ sử dụng mà không thông báo cho người dùng
  • Tính nhất quán của dữ liệu có thể không tốt: mỗi lần quét sẽ hiển thị các kết quả khác nhau

Searchmetrics

Một phần cực kì quan trọng của công việc SEO là tìm từ khoá để tối ưu. Searchmetrics có thể giúp bạn trong vấn đề này. Nó sẽ dùng thuật toán để quét nhiều chương trình tìm kiếm và cho ra một loạt các từ khoá có liên quan đến content trên website của bạn, cho bạn thêm ý tưởng về từ khoá có thể dùng để viết những trang viết mới.

Ngoài tính năng cơ bản này, Searchmetrics còn có một số tính năng khác. Ví dụ như là công cụ “Search Experience” có thể giúp bạn biết chính xác thứ hạng của trang web của mình và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Hoặc tab “Content Experience” có thể giúp bạn biết quá trình trải nghiệm nội dung của người dùng có tốt hay không.

Ưu điểm: 

  • Đi kèm với nhiều công cụ để cải thiện chất lượng SEO của trang web cùng với nội dung của bạn
  • Công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ
  • Tập dữ liệu sâu, toàn diện

Nhược điểm:

  • Quá trình xuất dữ liệu mất nhiều thời gian
  • Một số biểu đồ và biểu đồ có thể khó đọc

Công Cụ Bổ Trợ Viết Content SEO Tốt Nhất

Tiếp theo, chúng mình sẽ nói thêm về các công cụ bạn có thể dùng để có thể làm tốt hơn quá trình cơ bản nhất của viết content SEO: viết!

Chọn Chủ Đề

Chọn một chủ đề tốt và thú vị để tối đa hoá người xem và lượng truy cập là một vấn đề nan giải. Những công cụ sau đây có thể giúp.

BuzzSumo là một ví dụ điển hình. Đây là một bộ công cụ bổ trợ viết content. Nó có đủ mọi tính năng bạn cần để viết một cách tốt nhất. BuzzSumo được trang bị một cơ sở dữ liệu cực lớn, với hơn tám tỷ bài viết từ 42 triệu trang web lớn và uy tín. Vì vậy, bạn sẽ không bao giờ thiếu chủ đề để viết.

Source: BuzzSumo

Tìm kiếm các xu hướng mới nhất để viết có thể trở nên dễ dàng hơn rất nhiều qua các công cụ như Google TrendsGoogle Search Console. Những công cụ này sử dụng tính năng tìm kiếm ưu việt của Google và cho bạn đồ thị và biểu đồ biểu diễn những xu hướng tìm kiếm mới nhất của người dùng. Từ đó, bạn có thể bắt tay vào việc công việc viết content.

Điều tuyệt vời nhất về Google Trends và Google Search Console là chúng hoàn toàn miễn phí.

Khuyến nghị cuối cùng của chúng mình là Answer The Public. Công cụ này có thể cho bạn biết một cách tổng quát về những câu hỏi mà người dùng và công chúng hiện nay đang tìm kiếm nhiều nhất. Mỗi ngày, 3 tỷ lượt tìm kiếm được xử lý bởi Google, và 20% trong số lượt tìm kiếm đó (600 triệu) là những câu hỏi hoàn toàn mới.

Công cụ này sử dụng dữ liệu tìm kiếm tự động của các chương trình tìm kiếm phổ biến nhất. Điền vào một từ khoá có liên quan đến trang web của bạn (ví dụ như là “Cà phê”) thì Answer the Public sẽ cho bạn biết một loạt những tìm kiếm mới và đặc biệt nhất quay quanh từ khoá đó (ví dụ “Làm cách nào để pha cà phê cold-brew?”)

Bởi vì các công cụ này giúp bạn theo dõi xu hướng tìm kiếm của người dùng trong thời gian thực, chúng sẽ giúp bạn tìm các chủ đề phù hợp với người dùng một cách nhanh gọn nhất.

Nghiên Cứu Từ Khoá

Một số từ khoá có thể làm tăng hạng của trang web và thu hút người đọc, nhưng một số sẽ đẩy thứ hạng của trang web bạn xuống. Những công cụ sau đây có thể giúp bạn phân tích điểm mạnh của từ khóa. Qua đó, bạn sẽ có thể dựng nội dung hấp dẫn và hữu ích hơn cho người đọc.

LowFruitKeyword Chef là một trong các công cụ phân tích SERP (Search Engine Result Page) phổ biến nhất hiện nay. Chúng lược qua hàng trăm kết quả tìm kiếm từ các công cụ tìm kiếm khác nhau để tìm kiếm những từ khóa tối ưu nhất. Bạn không cần phải dò thủ công qua hàng tá trang tìm kiếm để tìm từ khoá nữa!

Ngoài ra, các công cụ này còn có một số tính năng khác như phân cụm từ khóa, đếm từ, và phát hiện loại trang web. Trong tay của một chuyên gia SEO giỏi, những công cụ này có thể nâng thứ hạng trang web của bạn rất nhanh chóng.

Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm các công cụ SEO với nhiều tính năng hơn, những tên như là AhrefsSEMrush không phải là những lựa chọn tồi.

Không như LowFruit hoặc Keyword Chef, hai công cụ này không được dùng để nghiên cứu từ khóa một cách chuyên sâu. Thay vào đó, chúng là những bộ công cụ SEO đi kèm với các tính năng giúp bạn kiểm tra và quản lý trang web của mình. Ngoài các tính năng SEO cơ bản, tính năng quan trọng hơn hết là các công cụ như Ahrefs và SEMrush là chúng có thể giúp bạn tìm kiếm các từ khóa mà khách hàng và độc giả đang tìm kiếm!

Tạo Dàn Ý

Lập dàn ý cho bài viết là công việc vất vả đối với rất nhiều người viết content. Những công cụ như iThoughts có thể giúp bạn quản lý dàn ý của các bài viết mới của mình một cách tốt hơn.

Nó là một công cụ quản lý dự án văn học (bài viết, văn bản nói chung) cho phép bạn tạo danh sách chi tiết và bản đồ tư duy. Những tính năng này có thể giúp bạn tạo sườn bài cho các bài viết tiếp theo của mình một cách trực quan hơn.

Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh

Bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh của mình, bạn có thể có thêm nhiều ý tưởng về nội dung trang web của mình và cách bạn có thể cải thiện hướng đi và cách trình bày trang web của mình. Các công cụ như Mozbar, Frase và MarketMuse sẽ có ích cho bạn trong vấn đề này.

Chúng sẽ cho bạn biết độ uy tín trang web (Page Authority) và độ uy tín tên miền (Domain Authority) của bất kỳ trang web nào.Chúng cũng có thể hiển thị cho bạn xếp hạng, lưu lượng truy cập và từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng.

Viết

Khi bạn đã thu thập tất cả dữ liệu cần thiết, chẳng hạn như chủ đề và từ khoá, đã đến lúc bắt đầu viết!

Google Tài liệu và Microsoft Word là một trong các chương trình soạn thảo văn bản phố biến nhất.

Source: Pexels

Nhưng thực sự thì có những lựa chọn thay thế tốt hơn. Các chương trình soạn thảo như JarvisSudowrite có thể giúp bạn tạo nội dung nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Các ứng dụng này đi kèm với trí thông minh nhân tạo (AI) và có thể giúp bạn viết một đoạn văn dài chỉ trong vài phút mà hoàn toàn không đạo lại văn của bất kì ai và nguồn nào!

Một số người có thể coi việc sử dụng AI trong quá trình viết là gian lận, nhưng đối với một số người khác, chúng là công cụ có thể giúp quá trình viết nhanh hơn.

Nhưng bạn nên lưu ý là thực tế, những công cụ viết này sẽ không có hiệu quả 100%. Một số câu hoặc cách diễn đạt của AI sẽ đọc hơi khô và máy móc.

Đó là lý do tại sao nếu bạn chọn sử dụng những công cụ này trong quá trình viết của mình, bạn nên dành nhiều thời gian để đọc và chỉnh sửa lại bài viết. Không chỉ để sửa lại lỗi diễn đạt và ý văn, mà còn để tạo điểm nhấn riêng cho bài viết của chính bạn.

Tốt nhất là bạn không nên lạm dụng các công cụ này!

Tối Ưu Hoá Nội Dung

Tối ưu hóa nội dung (Content) có nghĩa là làm cho content của bạn dễ đọc, dễ hiểu đối với càng nhiều người dùng càng tốt. Nó bao gồm nhiều thứ như viết một đoạn meta description (mô tả tóm tắt) thật tốt, đảm bảo các từ khóa có liên quan hiện diện trong bài viết và đặt các liên kết chất lượng vào bài viết của bạn.

Hầu hết các bộ công cụ SEO sẽ cung cấp cho bạn một số tính năng tối ưu hóa nội dung.  FraseMarketMuse đều là những ví dụ điển hình về các bộ công cụ như vậy.

Frase, chẳng hạn, là một phần mềm soạn thảo nội dung bằng AI. Nó có thể phân tích bài viết của bạn và đề xuất các cách để cải thiện chất lượng bài viết và điểm SEO.

Công Cụ Tăng Mật Độ Từ Khoá

Mật độ từ khóa là số lần một từ khóa nhất định xuất hiện trong một bài viết. Mật độ từ khóa là cách mà các công cụ tìm kiếm quyết định liệu bài viết của bạn có thực sự liên quan đến chủ đề mà bạn đang nói đến hay không.

Ví dụ: nếu một bài viết lặp lại từ “Phi hành gia” hai mươi lần, thì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động hiểu rằng bài báo đó có thể liên quan ít nhiều đến không gian và khoa học.

Nhưng bạn không nhất thiết phải lặp lại một từ khóa thật nhiều lần. Quy tắc chung là mỗi 100 từ nên có 1-2 từ khoá, suy ra mật độ tối ưu nhất là 1-2%.

Có một số công cụ SEO hiện nay có thể giúp bạn theo dõi mật độ từ khóa, chẳng hạn như Review Tools (Keyword Density)CheckSerp – Keyword Density Checker.

Độ Dễ Đọc

Sau khi có bản nháp cuối cùng trong tay, bước tiếp theo của quy trình viết content là chỉnh sửa bản nháp, nhằm sửa lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp và các vấn đề khác về mặt nội dung. Grammarly PremiumInstatext đều là những công cụ tốt có thể hỗ trợ bạn trong khoảng này. Sao chép và dán bản nháp của bạn vào các chương trình này và chúng sẽ quét toàn bộ văn bản. Các lỗi và những điểm bạn có thể sửa đổi sẽ hiện lên trong chốc lát.

Các bạn nên lưu ý rằng các chương trình này sẽ không giúp bạn tìm được tất cả các lỗi ngữ pháp. Thậm chí, một số đề xuất của chúng có thể sai. Nhưng những công cụ này rất hữu ích trong việc “chải chuốt” bài viết và sửa một số lỗi nhỏ trong bài trước khi xuất bản.

Kiểm tra đạo văn

Nếu bạn là chủ sở hữu một trang web và đang sáng tạo nội dung riêng, thì việc đạo văn có thể làm giảm thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn là người viết nội dung, thì đạo văn có thể khiến bạn bị mất khách, kỷ luật, hoặc cho nghỉ việc.

Nói chung: đạo văn thực sự không tốt cho ai cả.

Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng các công cụ như Hemingway Editor để đảm bảo rằng các bài viết của bạn là bản gốc và không trùng lặp với ai cả.

Source: HemingwayApp

Hemingway sẽ lấy bản nháp của bạn và so sánh nó với hàng trăm (đôi khi hàng nghìn) các trang viết trên Internet. Sau đó, nó sẽ cho bạn biết liệu bản nháp của bạn có trùng với bài viết khác nào ở bên ngoài không.

Theo dõi xếp hạng

Xếp hạng là một trong những thước đo quan trọng nhất trong SEO. Thứ hạng trang web của bạn càng cao, bài viết của bạn sẽ càng gần trang đầu tiên khi người dùng gõ từ khóa của bạn vào trình tìm kiếm. Càng gần top đầu, càng có nhiều khả năng người dùng sẽ đọc bài viết của bạn!

Những người viết content SEO “chiến đấu” mỗi ngày để tăng thứ hạng cho các bài viết của họ. May mắn là có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn theo dõi thứ hạng bài viết hoặc trang web của mình.

Seprobot, SEMrush, Serpstat, và Ahrefs đều là những bộ công cụ SEO có hỗ trợ tính năng theo dõi thứ hạng. Chúng sẽ báo cho bạn biết bất cứ khi nào có sự thay đổi về thứ hạng để bạn có thể nhanh chóng quyết định xem nên ăn mừng hay nên dành thời gian chỉnh sửa bài viết của mình.

Xuất bản và Liên kết nội bộ (Internal Linking)

Bước cuối cùng của quá trình viết bài là xuất bản và liên kết nội bộ (Internal linking).

Bạn có thể liên kết bài viết với những người khác trên trang web của bạn để giúp người đọc dễ dàng khám phá nội dung trên trang web của bạn hơn. Nếu họ thích nội dung và cách trình bày của bạn, họ có thể quyết định gắn bó lâu dài hơn và quay trở lại trang web của bạn trong tương lai.

Source: LinkWhisper

Link Whisper là một trong những công cụ tạo liên kết nội bộ và xuất bản tốt nhất. Nó có thể tự động hóa quy trình tạo lập liên kết nội bộ. Bạn không cần phải gán liên kết vào mỗi từ khoá theo cách thủ công nữa!

Kết bài

Cuối cùng, chúng tôi không quên tiết lộ bí mật giúp bạn nhận biết nội dung bài viết có đang sử dụng AI hay không? Không cần bất cứ tool nào bởi vì tool cũng là máy móc, nó vẫn có thể xảy ra vấn đề trong quá trình check. Bạn có thể thông qua cách viết, câu từ, diễn đạt để nhận biết trong khi đọc bài viết. Content được viết bởi AI sẽ mắc phải một số vấn đề: 

  • Lặp diễn đạt
  • Câu từ dài dòng
  • Nội dung thừa, kiểu kéo chữ

VD:

Với AI Tool: In Summoners War, you will engage in role-playing game battles in a gorgeously rendered 3D setting. The goal is to collect monster characters and use their special properties and skills to defeat your enemies.

Với Writer: You will engage in role-playing game battles in a gorgeously rendered 3D setting. In Summoners War, you can defeat enemies by collecting monster characters and using their special properties and skills.

Thậm chí sau khi dùng AI tool và được edit lại cho mượt thì những vấn đề này vẫn khó loại bỏ nếu bản thân người edit không đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. 

Mong là điều này sẽ hữu ích cho bạn! Viết nội dung phù hợp với chuẩn SEO cần rất nhiều công sức và thời gian. Nhưng với những phần mềm hỗ trợ SEO này, bạn có thể tăng tốc quá trình sáng tạo và viết content của mình!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi! Nếu bạn muốn sở hữu những con chữ chất lượng từ người viết không phải dựa trên bất cứ tool AI nào, hay đơn giản bạn muốn xác định content bạn đang có là AI viết hay không, hãy liên hệ ngay với iWritin.

()

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *