Bạn muốn thu hút nhiều lượt truy cập chất lượng hơn? Theo dõi bài viết này để tìm hiểu về chiến lược SEO theo địa điểm hiệu quả nhé.
Việc tìm kiếm những giải pháp để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) với chi phí thấp nhất luôn được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm. Vì ngân sách hạn hẹp khiến các không mặn mà chi trả cho quảng cáo để bao phủ thị trường, các doanh nghiệp này đã ưu tiên tối ưu hóa nội dung của mình hướng đến một địa điểm cụ thể.
Nếu như một chiến lược SEO tổng quát hiệu quả cần nhiều nỗ lực để thực hiện các tác vụ tối ưu khác nhau, thì chiến lược SEO địa phương mang đến nhiều lợi ích vượt trội hơn. Cụ thể, đánh mạnh vào tối ưu hóa ở một địa điểm cụ thể có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận một thị trường ít cạnh tranh hơn, đồng thời dễ dàng thu hút lượng truy cập tự nhiên từ khách hàng mục tiêu.
Nếu bạn đang có dự định triển khai một chiến lược nội dung hướng đến một địa điểm cụ thể, hãy tiếp đục đọc bài viết này. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các phân tích chi tiết, yếu tố quan trọng cũng như một số gợi ý để có thể thu hút nhiều khách hàng địa phương hơn.
Chiến lược nội dung SEO Địa Điểm.
Mục lục
Giới Thiệu Về Chiến Lược Nội Dung SEO Theo Địa Điểm
Định Nghĩa SEO Theo Địa Điểm và Tầm Quan Trọng Của Nó
SEO theo địa điểm bao gồm các công việc tối ưu hóa website dựa trên các từ khóa liên quan đến một địa phương, vùng miền cụ thể nào đó. Mục đích của chiến lược này là để tăng thứ hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm của địa phương mục tiêu, qua đó giúp doanh nghiệp và sản phẩm của bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn ở khu vực đó.
Cụ thể hơn, bạn có thể tăng tính địa phương của nội dung website bằng một số cách như xây dựng chiến lược backlinks, cập nhật trang thông tin doanh nghiệp hoặc nghiên cứu về các từ khóa địa phương.
Với bản chất là một chiến lược marketing nhắm vào một cộng đồng người dùng nhất định, SEO theo địa điểm sẽ giúp doanh nghiệp của bạn được nổi trội hơn trong mắt khách hàng nơi khu vực mà bạn đang hướng tới. Việc thực hiện những mục tiêu để chiếm được thị trường địa phương sẽ mang lại các ảnh hưởng tích cực đến cho doanh nghiệp, có thể kể đến như.
- Tăng khả năng hiển thị (Visibility) và khả năng đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm cho website của bạn
- Đẩy mạnh việc bán hàng online và offline thông qua các mối quan hệ bạn xây dựng được với các đại lý địa phương
- Thu hút được các khách hàng mục tiêu phù hợp ở phạm vi xung quanh doanh nghiệp, hạn chế các lượt truy cập không chất lượng.
- Giúp giảm thiểu chi phí quảng cáo và tăng doanh số thông qua tỷ lệ chuyển đổi cao từ các lượt truy cập địa phương.
Các Thành Phần
1. Google My Business
Bước đầu tiên để đạt được một chiến lược SEO theo địa điểm thành công là tối ưu hóa trang Google Business của bạn. Các nội dung đăng lên sẽ phải qua một giai đoạn kiểm duyệt để xác minh tính xác thực của doanh nghiệp, vậy nên các thông tin trong danh sách sản phẩm của bạn khi đăng lên phải được đảm bảo được sự chính xác và hợp thời. Bên cạnh đó, thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google còn chú trọng đến các khía cạnh khách như độ liên quan, khoảng cách và độ nổi bật khi trình bày kết quả lên cho khách hàng địa phương.
2. Thông tin doanh nghiệp phải nhất quán
Thông tin doanh nghiệp của bạn phải đảm bảo được tính nhất quán xuyên suốt trong các trang landing page. Cụ thể là bạn nên liệt kê các thông tin liên lạc của mình theo một thứ tự duy nhất và phải cập nhật thời gian làm việc (opening hours) liên tục. Các thông tin chính xác và cập nhật sẽ hướng người dùng tới các kết quả tìm kiếm liên quan hơn.
3. Thu thập các ý kiến đánh giá
Các review từ khách hàng có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới thứ tự xếp hạng tìm kiếm. Bạn nên khuyến khích khách hàng để lại những phản hồi tốt để website của để tăng mức độ được đề xuất và xuất hiện nhiều hơn trên kết quả tìm kiếm địa phương. Mặc khác, nếu nhận được nhiều phản hồi xấu có thể làm mất đi một nửa lượng truy cập tiềm năng mà bạn có thể có.
4. Tối ưu hóa SEO onpage cho các trang landing page
Đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh khác nhau ở cùng một địa phương, bạn phải xây dựng nhiều landing page phù hợp cho từng địa chỉ mà bạn hoạt động.
Bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và lồng ghép khéo léo các từ khóa nổi bật trong từng địa phương để có thể tối ưu hóa được SEO onpage cho tất cả các trang landing page của mình.
Bên cạnh đó, bạn phải bảo đảm rằng giao diện landing page tương thích với tất cả các thiết bị nhằm mang lại cho người dùng một trải nghiệm hoàn hảo nhất.
5. Tận dụng những lợi ích mà nguồn lưu lượng tìm kiếm tự nhiên ở địa phương (local organic traffic source) mang lại
Để có thể thu hút được những lượt truy cập tự nhiên từ các người dùng trong khu vực, bạn có thể nhờ đến các hoạt động như quảng bá doanh nghiệp qua mạng xã hội hoặc thực hiện các chiến dịch tiếp thị chéo (cross promotion) với những doanh nghiệp gần nơi bạn hoạt động.
Gợi ý những chiến lược Local SEO cho nội dung website
Sản xuất các nội dung SEO liên quan đến địa phương bạn nhắm tới
Như đã nói ở trên, local SEO xoay quanh việc lồng ghép các từ khóa nổi bật ở một khu vực nhất định vào bài viết. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua nghiên cứu trữ lượng tìm kiếm (search volume) và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực đó. Khi đã nghiên cứu xong, bạn sẽ có thể lập nên một danh sách các từ thích hợp để có thể tối ưu chiến lược content marketing của mình, qua đó có thể chiếm được đa số thị phần ở thị trường mục tiêu.
Để tránh việc cạnh tranh từ khóa trên cùng một website (keyword competition), mỗi bài viết nên chỉ tối ưu một từ khóa chính duy nhất. Bên cạnh việc xác định những từ khóa phù hợp, bạn cũng cần thực hiện các kĩ thuật SEO khác để tăng thứ hạng blog của mình ở địa phương như:
- Chèn từ khóa vào tiêu đề chính và thẻ meta
- Chèn từ khóa vào đường link bài viết
- Chèn từ khóa vào dòng mô tả hình ảnh
- Chèn từ khóa vào các tiêu đề phụ
- Chèn các đường dẫn nội bộ (internal links) tới các bài viết liên quan
Trang thông tin liên lạc
Trang thông tin liên lạc giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp cho thuật toán của Google có thể giới thiệu website của bạn tới nhiều người dùng. Một website chứa những thông tin liên lạc chính xác và được cập nhật thường xuyên sẽ giúp cho khách hàng lân cận dễ dàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ của bạn hơn, qua đó tăng mạnh tỷ lệ chuyển đổi.
Một trang thông tin liên lạc tiêu chuẩn nên bao gồm những nội dung sau:
- Tên chính thức của doanh nghiệp
- Giờ hoạt động
- Tích hợp bản đồ liên kết Google map để hướng dẫn khách hàng tới địa chỉ doanh nghiệp
- Các thông tin liên lạc như email và số điện thoại
- Form đăng ký để thuận tiện hơn cho khách hàng trong việc liên lạc với doanh nghiệp.
Đặt bài viết trên các trang truyền thông địa phương
Bạn có thể tận dũng những trang đăng bài ở địa phương để chèn đường dẫn dẫn tới website của mình và tăng lượng truy cập. Chiến lược guest blogging này là có thể gọi là “thuận cả đôi đường” khi vừa đóng góp nội dung chất lượng để các trang truyền thông địa phương đăng tải, vừa mang lại lợi ích marketing cho bạn.
Trước khi đặt những bài guest post, bạn cũng cần phải tìm hiểu và phân loại các trang địa phương nào đủ điều kiện về lượng truy cập, cũng như phải thuyết phục các chủ trang cho phép đăng bài viết của mình.
Các khán giả từ mạng xã hội
Các trang mạng xã hội là nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp. Nếu bạn có thể gây được sự chú ý về dịch vụ và sản phẩm của mình với những người dùng ở khu vực đang hướng tới, bạn sẽ có được một số lượng cực kì lớn những khách hàng địa phương.
Để làm được điều đó, bạn cần phải để tâm tới cách làm nội dung SEO của đối thủ và điều chỉnh lại chiến lược của mình sao cho hợp lý hơn nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Kết nối với đối tượng khách hàng qua truyền thông địa phương.
Các lỗi thường gặp và các gợi ý
Không có gì là hoàn hảo, vậy nên khi triển khai chiến lược SEO theo khu vực, những lỗi lầm đáng tiếc chắc chắn sẽ xảy ra. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những vấn đề mà người thiếu kinh nghiệm hay gặp phải và đề xuất các giải pháp xử lý.
- Từ khóa địa phương không phù hợp: Để khắc phục, bạn nên giới hạn phạm vi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và tối ưu từ khóa xoay quanh địa điểm đó.
- Chưa cập nhật thông tin của doanh nghiệp trên Google My Business: Hãy nhớ đăng thông tin bao gồm tên, thông tin liên lạc, hình ảnh, các đánh giá từ khách hàng lên trang Google Business của bạn.
- Không bao gồm backlinks chất lượng trong bài viết: Bạn phải lên kế hoạch chèn đường dẫn về song song với quá trình xây dựng nội dung để có thể tối ưu hóa và thu về tối đa các lượng truy cập tiềm năng.
- Hình ảnh chưa được tối ưu tốt: Bạn nên kiểm tra lại kích thước và phụ đề của các hình ảnh đi kèm với bài viết của mình sao cho mang lại cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất.
- Ngó lơ những bình luận tiêu cực: Dẫu những ý kiến nhận được có trái chiều đi chăng nữa, phản hồi lại những bình luận tiêu cực một cách lịch sự giúp bạn xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và thân thiện trong mắt khách hàng, qua đó có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
Kết luận
SEO theo khu vực là một chiến lược hiệu quả giúp bạn có thể mở rộng và phát triển doanh nghiệp, đồng thời tối ưu ngân sách truyền thông. Qua việc tối ưu hóa nội dung của mình với một địa phương nhất định, bạn sẽ thu hút một lượng lớn các lượt truy cập chất lượng từ khách hàng mục tiêu, qua đó tăng cường doanh số bán hàng.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết về SEO theo khu vực giúp bạn áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình.
()