ZigaForm version 7.2.4

Các chiến lược CRO để thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng mới

Giới thiệu

Thành công của doanh nghiệp thường đi đôi với việc gia tăng khách hàng tiềm năng thông qua các kênh quảng cáo. Đăng ký email mới, chia sẻ trên mạng xã hội hoặc thêm một sản phẩm vào giỏ hàng đều thể hiện cơ hội biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới và trung thành.
Tìm kiếm phương pháp để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi là thách thức đối với doanh nghiệp trong hầu hết các ngành, bởi đầu tư vào quảng cáo không thể đảm bảo mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trong trường hợp này, chiến lược CRO là phương án tối ưu giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu nói trên mà không cần đầu tư mạo hiểm.
Tại sao và làm như thế nào để áp dụng các chiến lược CRO thành công nhằm thu được nhiều khách hàng tiềm năng và giảm chi phí mua lại? Hãy đọc tiếp để biết thêm chi tiết.

Nguồn: Investing Network.

CRO là gì?

Định nghĩa

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là tổng hợp các hành động để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng doanh thu bán hàng. Với mục tiêu cải thiện trải nghiệm khách hàng và kích thích hành vi mua hàng của họ, các chiến lược CRO có thể mang đến tỷ lệ khách hàng tiềm năng ấn tượng.
Việc áp dụng các chiến lược CRO đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng marketing. Thông qua việc sáng tạo các nội dung phù hợp và thử nghiệm nhiều lần, một chiến lược CRO hiệu quả có thể thu lại tệp khách hàng mới chất lượng, thúc đẩy doanh số bán hàng và đồng thời giảm chi phí mua lại.

Lợi ích

  • Tăng chuyển đổi và lợi nhuận: Tập trung vào hiệu suất trang web, các chiến lược CRO là chìa khóa để thu hút dòng khách hàng miễn phí. Việc hiển thị hợp lý các vị trí đặt lời kêu gọi (Call to action) và cửa sổ bật lên trên trang web sẽ dẫn người truy cập trang web đến giai đoạn chuyển đổi. Sau đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng luồng truy cập mới để chốt đơn nhiều hơn. Không cần đầu tư vào quảng cáo và các yếu tố biến đổi khác, chiến lược CRO vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Thu thập dữ liệu nghiên cứu về khách hàng: Hành vi tương tác tại các nút kêu gọi hành động (CTA) thể hiện cách người truy cập trải nghiệm trang web của bạn. Thông qua các thử nghiệm khác nhau để phân tích trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định các điểm hiệu quả vượt trội để tối ưu hóa những yếu tố tương ứng.
  • Giảm chi phí chuyển đổi: Theo Havard Business Review, chi phí có được khách hàng mới đắt hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ chân những khách hàng có sẵn. Tầm quan trọng của vòng đời khách hàng tạo tiền đề cho các chiến lược CRO tích hợp với chiến lược tổng thể. Kết hợp với những nội dung và thiết kế hấp dẫn, chiến lược CRO thể hiện hiệu quả trong việc tăng trưởng bền vững doanh thu bán hàng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch quảng cáo: Các chiến lược CRO cung cấp thông tin về các phân khúc lý tưởng và một số yếu tố hiệu quả để kích thích hành vi mua hàng. Được phát triển dựa trên những nền tảng chắc chắn này, các chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Bước đầu tiên để làm quen với CRO là hiểu sâu hơn về cách tính tỷ lệ chuyển đổi. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, mỗi ngành áp dụng cách tính tỷ lệ trung bình khác nhau.
Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng công thức: (Tổng số lượng chuyển đổi thành công/Tổng số lượng khách truy cập) x 100. Ví dụ: nếu trang web của bạn có được 45 khách hàng tiềm năng trong số 900 khách truy cập, tỷ lệ chuyển đổi sẽ bằng 5%.
Khoảng từ 2% đến 5% là kết quả thỏa đáng cho tỷ lệ chuyển đổi. Ngành tài chính thường đạt được tỷ lệ cao nhất với 5,01% ở các doanh nghiệp nhỏ, 11,19% ở các doanh nghiệp vừa và 24,48% ở các doanh nghiệp hàng đầu. Trong khi đó, tỷ lệ chuyển đổi trong thị trường Thương mại điện tử nằm ở mức thấp nhất so với trung bình, xấp xỉ 4%.
Nếu bạn băn khoăn liệu doanh nghiệp của mình có đang áp dụng một phương án thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả hay không, hãy tham khảo thêm tỷ lệ chuyển đổi trung bình của các ngành khác ở bảng bên dưới.

Xây dựng chiến lược CRO tiềm năng để chuyển đổi hiệu quả

Sắp xếp hợp lý các yếu tố kích hoạt đóng vai trò chủ chốt để xây dựng một chiến lược CRO thành công. Bằng cách phân tích từng bước trong quá trình tương tác của khách hàng tại trang web, bạn có thể xác định phương án phù hợp để đạt được kết quả tối ưu
Đối với những người mong muốn thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng mới thông qua các yếu tố kích hoạt, dưới đây là một số phương pháp hiệu quả:

  • Thêm đường dẫn đến trang đăng ký vào chữ ký email của bạn
  • Thêm CTA là trang 404
  • Thêm CTA vào trang cảm ơn để tăng mức độ tương tác với các bài đăng
  • Thêm CTA dạng văn bản vào tiêu đề (H3, H4)
  • Thêm các nút chia sẻ lên nền tảng mạng xã hội ở những nơi dễ tìm
  • Thêm các cửa sổ thoát để giữ chân người dùng và chuyển đổi thành khách hàng mới
  • Sử dụng đồng hồ đếm ngược cho các đợt khuyến mãi
  • Sử dụng cửa sổ bật lên trên các trang có liên quan
  • Sử dụng liên kết nội bộ dẫn đến trang web

Thay vì áp dụng một trong số những mẹo trên, bạn có thể kết hợp chúng để tối ưu hóa kết quả chuyển đổi theo chiến lược CRO đã đặt ra.

Tỷ lệ chuyển đổi.

Các thành phần trong công thức tính CRO

Tỷ lệ chuyển đổi phản ánh hiệu quả hoạt động của trang web trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng và khách hàng mới. Dựa trên kết quả thực tế, các nhà hoạch định chiến lược có thể tính toán tỷ lệ khách hàng tiềm năng dự kiến để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong các kế hoạch sắp tới.

Số lượng khách hàng mới

Bạn có thể tính số lượng khách hàng mới bằng cách chia doanh thu mục tiêu thuần cho giá bán trung bình.
Số lượng khách hàng mới = Doanh thu mục tiêu thuần / Giá bán trung bình

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng phản ánh xác suất chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới. Để tính số liệu này, hãy chia số lượng khách hàng tiềm năng cho tổng số khách hàng.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng = Tổng lượng khách hàng tiềm năng / Tổng lượng khách hàng

Mục tiêu về khách hàng tiềm năng

Để thiết lập mục tiêu về khách hàng tiềm năng phù hợp với dự kiến số lượng khách hàng mới, hãy chia tổng số khách hàng mới cho tỷ lệ chuyển đổi
Mục tiêu khách hàng tiềm năng = Tổng lượng khách hàng mới / Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng.

Một số chiến lược CRO

Nhiều lượng truy cập vào trang web của bạn không đồng nghĩa với một tỷ lệ chuyển đổi cao. Trên thực tế, các phương pháp thúc đẩy lưu lượng truy cập không chứng minh được hiệu quả trong việc mang lại nhiều khách hàng tiềm năng và khách hàng mới.
Các chiến lược CRO, tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố kích hoạt trên trang web, có lợi trong việc kêu gọi ý định thực hiện các hành vi chuyển đổi của người dùng tiềm năng.
Hãy cùng khám phá những chiến lược CRO được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp hiện nay.

Chèn CTA dạng văn bản vào các bài đăng trên blog

Các doanh nghiệp thường thêm CTA cuối bài đăng để kích hoạt hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hiệu quả của cách tiếp cận này chỉ ở mức tương đối do sự phụ thuộc vào độ dài của nội dung.
Trong khi đó, CTA dạng văn bản cho phép tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Là một văn bản neo (anchor text) định dạng H3 hoặc H4 được đặt sau mỗi giai đoạn trong quá trình tương tác của khách hàng, loại CTA này gợi ý một hành động thích hợp cho người dùng. Thay vì các CTA cuối bài đăng chỉ tạo ra 6% khách hàng tiềm năng, các CTA văn bản liên kết hoạt động ấn tượng hơn khi đạt đến 93% tỷ lệ thành công. (Theo Hubspot).

Chạy thử nghiệm A/B

Xây dựng các tính năng và nội dung phù hợp trên trang đích có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới. Dựa trên nhu cầu này, thử nghiệm A / B tạo điều kiện thuận lợi cho việc thử nghiệm các phiên bản khác nhau trước khi khởi chạy chính thức trang đích.
Cụ thể, các bài kiểm tra A / B sẽ đánh giá trải nghiệm thời gian thực để xác định các điểm chuyển đổi cao giúp tăng tỷ lệ khách hàng tiềm năng. Dựa trên kết quả thu được, bạn có thể quyết định tổ hợp tối ưu trải nghiệm của người dùng về phong cách thiết kế, hình ảnh, nội dung và biểu mẫu câu hỏi.
Bên cạnh đó, các bài kiểm tra A / B còn giúp hợp lý hóa giao diện để thích ứng với nhiều thiết bị, đồng thời giảm tỷ lệ thoát.

Chạy thử nghiệm A/B.

Xây dựng quy trình làm việc tự động

Hầu hết các doanh nghiệp dành ngân sách cho phần mềm tự động hóa để đơn giản hóa quy trình làm việc. Ví dụ: với tiếp thị qua email, khách hàng tiềm năng có thể thực hiện đa hành động (mua hàng, xem giá) chỉ trong một cú nhấp chuột.
Bên cạnh đó, tự động hóa email mang đến nhiều lợi ích trong Thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có thể tự động nhắc nhở khách hàng tiềm năng về những hàng hóa còn trong giỏ hàng với mục tiêu cuối cùng là hướng đến hành vi mua hàng. Rõ ràng, cách tiếp cận này cho phép tỷ lệ mở cao hơn và nhiều cơ hội chuyển đổi hơn.

()

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *