Để thao tác nghiên cứu website của đối thủ, keywords mục tiêu chính xác hơn, bạn cần phải nhờ vào sự trợ giúp của công cụ hỗ trợ. Và CognitiveSeo sẽ là “cánh tay đắc lực” giúp bạn dẫn dắt website vượt lên ngôi vị cao nhất trên bảng xếp hạng. Vậy CognitiveSeo là gì? Cách dùng CognitiveSeo như thế nào?
Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được MMO team lý giải ngay phần nội dung sau đây.
Mục lục
CognitiveSeo là gì?
Nếu bạn đang loay trong hàng đống công cụ hỗ trợ Marketing trực tuyến thì CognitiveSeo sẽ là gợi ý mà bạn cần cân nhắc.
Theo các chuyên gia đánh giá rằng, đây là công cụ tối ưu đưa ra kết quả chính xác nhất khi bạn cần phân tích backlink, phân tích từ khóa hay nghiên cứu keywords định hướng phát triển trên website đúng đắn v.v… Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng CognitiveSeo như một công cụ phân tích chiến thuật của đối thủ cạnh tranh.
Đặc biệt, với những Seoer đang hướng website đến thị trường quốc tế thì đây chính là công cụ tốt nhất giúp bạn đưa ra các kết quả phân tích chuẩn xác lên đến 98%.
Công cụ CognitiveSeo đem đến những lợi ích gì?
Để tồn tại vững vàng trên thị trường ngày nay đòi hỏi CognitiveSeo phải sở hữu cho mình những ưu điểm nổi trội “tách biệt” hơn hẳn so với “bạn bè” của nó. Vậy công cụ này sẽ đem đến cho bạn những tiện ích gì khi sử dụng?
Hỗ trợ phân tích backlink hiệu quả
Thay vì phải mất hàng giờ để phân tích và quy hoạch lại hệ thống backlink trên website thì với CognitiveSeo bạn chỉ cần 30s là đủ. Chỉ cần gõ tên miền vào khung tìm kiếm của trên website chính thức của CognitiveSeo và nhấn enter trong vòng giây lát bạn sẽ nhận về hàng loạt các chỉ số bao gồm:
- Đánh giá nhanh nhất tốc độ xây dựng backlink trên website.
- Đưa ra con số thống kê chính xác về lượng backlink nofollow và dofollow hiện có.
Báo cáo link juice của web dựa trên domain trỏ đến và số lượng liên kết ngoài đang tồn tại.
Hỗ trợ phân tích keywords chính xác và chuyên sâu hơn
Với những website vừa mới xây dựng hay các web lâu đời đang tồn tại trên công cụ tìm kiếm, thì việc phân tích chuẩn xác bộ từ khóa hướng đến dịch vụ/ sản phẩm mà bạn đang cung cấp luôn là điều quan trọng.
Vậy làm thế nào giữa hàng tá thông tin của đối thủ cạnh tranh, đi kèm sự đa dạng trong truy vấn của người dùng, bạn có thể tìm ra cho mình “con đường ánh sáng” . Đừng lo, tất cả hãy để CognitiveSeo giúp bạn.
Với CognitiveSeo, bạn sẽ được liệt kê chi tiết về các từ khóa chính và từ khóa phụ mà bạn cần xây dựng trên website của mình. Thống kê keywords chính và gợi ý các topic mà bạn nên triển khai, hỗ trợ phát triển dịch vụ/sản phẩm của công ty.
Chủ động đưa ra cảnh báo đến email khi có bất thường xảy ra trên web
Điều đặc biệt làm nên chất riêng của CognitiveSeo chính là hệ thống cảnh báo bất thường đến email của bạn khi xảy ra các vấn đề thay đổi trên website. Thay vì phải ngồi chờ trông và hồi hộp sự tấn công của đối thủ, thì từ đây bạn có thể thảnh thơi “xơi nước” và kích hoạt hệ thống thông báo từ CognitiveSeo vào email.
Điểm hạn chế của công cụ CognitiveSeo
Sở hữu nhiều tính năng nổi bật như thế thì chắc chắn rằng bạn không thể nào sử dụng miễn phí, đây cũng là điểm hạn chế của công cụ này. Để khám phá và tận dụng những gì CognitiveSeo đem đến bạn cần chi trả một số tiền nhất định theo tháng hoặc theo năm. Tuy nhiên, mức chi phí này khá cao nên dường như khiến nhiều Seoer e ngại.
Một bí quyết dành cho bạn, thay vì phải bỏ ra số tiền “khủng” để đăng ký sử dụng trên CognitiveSeo thì hãy tìm đến bạn bè hoặc tham gia vào các hội nhóm chia sẻ tool chung, cùng nhau “góp vốn”. Đây là giải pháp vừa đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu mà bạn đang cần, vừa rủng rỉnh chi phí thì còn gì bằng.
Hướng dẫn cách dùng CognitiveSeo
Nếu bạn lần đầu tiếp xúc cùng công cụ này thì thắc mắc không chỉ tạm dừng ở CognitiveSeo là gì, mà việc dùng CognitiveSeo cũng là vấn đề khó khăn mà bạn đang vướng phải. MMO team sẽ hướng dẫn bạn cách dùng CognitiveSeo với 3 tính năng chính, hữu ích nhất.
Đầu tiên bạn cần đảm bảo rằng đã đăng ký mua tài khoản trên CognitiveSeo thành công. Tiếp đó truy cập vào địa chỉ đường dẫn https://CognitiveSeo.com/ > Nhấn vào nút Sign in > Nhập vào tài khoản của bạn (Địa chỉ email, mật khẩu)
Thiết lập chiến dịch SEO website
- Chọn vào mục SEO Campaigns. Tại đây bạn hãy nhập vào website cần kiểm tra.
- Bạn có 3 tùy chọn hỗ trợ tại mục thiết lập chiến dịch SEO.
- Site Audit: Hỗ trợ kiểm tra toàn bộ Website và đánh dấu vào những mục cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
- Phân tích liên kết: Liệt kê những liên kết trỏ đến website của bạn, từ đó nắm bắt rõ những link kém chất lượng đang “làm hại” website.
- Theo dõi thứ hạng: CognitiveSeo sẽ giúp bạn theo dõi sự thay đổi trên website sát sao hơn. Nắm rõ sự thay đổi sau mỗi lần Google cập nhật thuật toán.
- Bạn chỉ cần cân nhắc thông tin cần kiểm tra trên website sau đó bật nút tùy chỉnh trên từng hạng mục rồi nhấn vào nút Continue
Phân tích backlink trên website
Tính năng này giúp bạn thống kê toàn bộ các link đang trỏ trên web, nắm bắt nhanh các loại liên kết nofollow hay dofollow hiện có.
Nhấn chọn vào mục Site Explorer > Nhấn vào nút Explorer. Sau đó chờ trong giây lát để hệ thống giúp bạn kiểm tra nhé. Tại đây, bạn sẽ nhận được các thống kê đầy đủ về số lượng liên kết đang có trên web.
- Referring Domains: Các tên miền đang trỏ đến website.
- Links: Tổng số link đang dẫn về web.
- Page Influence: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những backlink này trên web như thế nào?
- Domain Influence: Đánh giá sự ảnh hưởng của tên miền với website bạn đang kiểm tra.
Để kiểm tra chi tiết từng tên miền, độ cạnh tranh, các anchor text nào đem đến hiệu quả thực sự trên web bạn có thể nhấn vào từng mục theo hướng dẫn như hình bên dưới:
- New/lostlink: Đây là phần báo cáo những linkout bên ngoài trỏ vào website. Song song đó, tại đây bạn sẽ nắm được cụ thể hơn về những link dofollow và nofollow hiện đang tồn tại trên website.
- Referring domain: Cũng tương tự như việc liệt kê link out, với chuyên mục này bạn sẽ được cung cấp chính xác về tên miền bên ngoài đang trỏ vào website của bạn. Đồng thời đánh giá khách hàng về mức độ ảnh hưởng của domain đó là cao hay thấp.
- Anchor text: Liệt kê các text chứa liên kết đến đến 1 bài viết bất kỳ trên cùng website. Đưa ra phân tích những anchor text nào có tác động tốt đến web và liệt kê có bao nhiêu link đang trỏ đến cùng 1 anchor text.
Phân tích từ khóa và topic phát triển nội dung web
Định hướng đúng đắn cho website cũng chính là bước khởi điểm thành công giúp bạn hình dung rõ hơn về những kế hoạch sắp tới. Nếu bạn đang loay hoay phân tích từ khóa và chủ đề tạo nên nội dung tốt trên trang web của mình thì CognitiveSeo sẽ giúp bạn hoàn tất công việc này.
- Trước hết, hãy chọn vào mục Content Optimizers & Keyword Tool. Sau đó nhập vào keywords ý tưởng mà bạn muốn phát triển hoặc một chủ đề bất kỳ.
- Với mục Worldwide bên cạnh bạn có thể tùy chọn thị trường mà mình muốn hướng đến và Việt Nam, Anh, Mỹ, Pháp v.v… > Nhấn tiếp vào nút Analyze để hệ thống bắt đầu tra cứu nhé. Chẳng hạn ở đây, MMO team sẽ sử dụng từ khóa cần phát triển đó là content Seo.
Với các chỉ số được trả về bạn sẽ nắm rõ được độ khó của từ khóa mà bạn cần Seo, lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa trong 1 tháng.
- Keyword Explorer: Đây là phần thống kê những cụm từ khóa hoặc các chủ đề phụ bổ trợ mà bạn nên triển khai để phát triển nội dung web.
Với những phân tích trong Content Optimizers & Keyword Tool có chuyên mục khá quan trọng, bạn cần lưu ý đặc biệt đó là Ranking Analysis và Content Assistant. Cụ thể trong đó:
- Ranking Analysis: Là phần liệt kê những website đang đạt thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm. Với việc phân tích đối thủ thì có lẽ Cognitiveseo đang làm khá tốt nhiệm vụ của mình, khi nó đưa ra đầy đủ các chỉ số bao gồm:
- Số lượng từ khóa chính trong bài.
- Độ dài content
- Các Domain đang được trỏ về bài viết.
- Tổng số domain trỏ về toàn bộ site.
- Ngày xuất bản nội dung.
- Content Assistant: Sau quá trình “soi mói” các đối thủ của mình thì đến đây, bạn hãy bắt tay vào audit lại nội dung trên web ngay thôi nào. Và Content Assistant chính là trợ thủ giúp bạn Audit content “chuẩn không cần chỉnh”.
Trước hết hãy bấm vào mục nút màu xanh Start optimizing your content . Tiến hành chép toàn bộ nội dung cần kiểm tra vào các trường bỏ trống trên công cụ. Bao gồm tiêu đề, nội dung bài viết. Hoặc bạn có thể nhập vào URL của nội dung bài viết cần phân tích bằng cách nhấn vào nút Import URL.
Ví dụ ở đây MMO team lựa chọn bài viết có địa chỉ https://mmoteamcontent.com/nhoi-nhet-tu-khoa-seo-va-an-phat-tu-google/ thì tiến hành thao tác như sau:
Nhập vào địa chỉ URL cần tra cứu > Nhấn nút Import content. Đến đây bạn chờ trong giây lát để hệ thống phân tích nhé.
Và đây là kết quả mà bạn có được sau “khoảnh khắc” chờ trông, thật không uổng phí thời gian chờ đợi đúng không nào? Mọi phân tích mà Cognitiveseo trả về khá chi tiết, nhưng trong đó bạn chỉ cần chú ý đến các phần như:
- Keywords you already use: Đây là những từ khóa mà bạn đã sử dụng trong bài viết này, hãy nhấn vào mục và kiểm tra lại một lần nữa mật độ từ khóa trong bài viết thôi nào.
2. Keywords you should use: Cognitiveseo sẽ giúp bạn liệt kê một số từ khóa mà bạn nên sử dụng để fix lại nội dung này.
3. Keywords you should use more often: Hãy ưu tiên “phủ sóng” các keywords này, bởi nó chính là những gì mà người dùng đang tìm kiếm. Đánh trúng mục đích tra cứu của người dùng sẽ giúp bạn chiếm giữ thứ hạng tốt trên Google nhanh hơn.
Kết luận
Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc về CognitiveSeo là gì. Đồng thời, chúng tôi cũng hướng dẫn bạn cách dùng CognitiveSeo cho những bạn lần đầu tiên tiếp xúc công cụ này.
Đường đua TOP Google là một trận chiến không hồi kết, đòi hỏi mỗi Seoer phải đủ bản lĩnh và sự quyết tâm để chiến đấu cùng hàng trăm đối thủ, cũng như vô vàn luật lệ trên sân chơi Google.
Mỗi công cụ bổ trợ SEO đều tồn tại những ưu khuyết điểm nhất định, vì thế bạn cần sáng suốt trong việc lựa chọn “người bạn đồng hành” làm việc cùng mình nhé. ()